1. Thôn Cao LýTheo tài liệu lưu trữ tại văn miếu Quôc tử Giám- HN, Làng Cao Lý từ thủa ban đầu quần tụ, dòng họ đến khai phá đầu tiên là họ An. Tiếp theo đó là họ Phạm, họ Đỗ, họ Trần, họ Nguyễn, họ Vũ, họ Lương, họ Kim,... về cùng lập nghiệp rồi tiến đến 29 chi, dòng họ như ngày nay.
Với truyền thống sáng tạo giữ nước, giữ làng, trong các cuộc kháng chiến nhân dân Cao Lý đã anh dũng chiến đấu đánh giặc ngoại xâm, lập lên những chiến công hiển hách. Trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, giặc từ bốt Cốc kéo về làng cướp bóc của cải, cấu kết với bọn tay sai phản động tàn sát nhân dân khốc liệt dã man, không chịu nổi ách thống trị của kẻ thù, nhân dân Cao Lý nhất tề đứng lên bảo vệ làng, đánh đuổi giặc.
Từ khi có Đảng lãnh đạo, thông qua mặt trận Việt Minh, phong trào đấu tranh vũ trang ngày càng lớn mạnh, thu hút nhiều thanh niên trong làng tham gia hoạt động, lãnh đạo nhân dân đòi giảm tô, giảm tức, chia công điền, công thổ.
Làng Cao Lý là địa bàn hoạt động của tổ chức cách mạng Việt Minh. Ngày 6/1/1948, tại nhà ông Trần Mạnh Phan, chi bộ Đảng đầu tiên ra đời với đồng chí Trần Mạnh Phan làm bí thư chi bộ, tiền thân là Đảng Bộ xã Cao Thắng ngày nay. Đây là bước ngoạt quan trọng, là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ xã Cao Thắng và nhân dân thôn Cao Lý.
2. Thôn Phạm KhêLàng PK là 1 làng quê giàu
truyền thống, người nhân dân nơi đây đã phát huy truyền thống của mình trong
công cuộc dựng xây và đổi mới quê hương. Phạm Khê là thôn được công nhận danh
hiệu là làng văn hóa vào năm 2009. Hơn gần một thập kỉ trôi qua, làng Phạm Khê
hôm nay đã có nhiều đổi khác, chiến lược phát triển kinh tế xã hội được thực
hiện trên cơ sở đảm bảo cân đối và hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ thương mại, bởi vậy trong những năm qua làng Phạm Khê luôn
là một trong những thôn có tốc độ tăng trưởng khá
Ngày 11/01/1949 tại Đình làng Phạm Khê đã diễn ra đại hội chi bộ Đảng lần thứ nhất tiền thân Đảng bộ xã Cao Thắng ngày nay, Đại hội có 41 đ/c Đảng viên tham dự, có các đ/c lãnh đạo đại diện Huyện ủy TM về dự chỉ đạo ĐH, ĐH đã bầu Ban chi ủy khóa I gồm 7 đ/c, đ/c Phạm Văn Oanh được bầu làm Bí thư chi bộ, đ/c Trần Mạnh Phan được bầu làm Phó BT chi bộ - chủ tịch UBKC – HC xã, cũng chính nơi này vào ngày 20/11/1949 chi bộ Đảng Cao Thắng đã tổ chức ĐH đại biểu lần thứ 2, tham dự có 31 đại biểu đại diện cho trên 100 đảng viên của chi bộ, nơi đây nhiều chỉ thị quan trọng của Đảng bộ được thiết lập phục vụ cho quá trình Cách mạng.
Trong những năm tháng kháng chiến, đình làng Phạm Khê là nơi nuôi giấu cán bộ về hoạt động cách mạng, trong đó có bộ đội, công binh của quân khu 3, đồng thời cũng là nơi chứa lương thực trong kháng chiến chống Mỹ.
3. Thôn Bằng Bộ
Từ xa xưa làng Bằng Bộ đã lập ra hương ước vì làng là một tập thể mang tính cộng đồng. Dân cư Làng bao gồm nhiều dòng họ, mà dòng họ là mối quan hệ thân thuộc của mỗi gia đình, hoạt động của mỗi gia đình trong làng và là mối tổng hòa các mối quan hệ xã hội, vừa mang tính cộng đồng, vừa mang tính họ tộc.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Nhân dân làng Bằng bộ có truyền thống tương thân tương ái, lao động cần cù, sáng tạo, gắn bó xây dựng quê hương, anh dũng đánh giặc giữ làng, giữ nước.
Trước cách mạng Tháng Tám, làng chia làm 8 Giáp
gồm: Cầu Nhất, Cầu Nhị, Nghĩa Nhất, Nghĩa Nhị, Đoài nhất, Đoài Nhị, Đông Nhất,
Đông Nhị. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, làng tổ chức thành 3 xóm gồm: Đầu
làng phía Bắc là xóm Quyết Tiến, giữa làng là xóm Thắng Mỹ, cuối làng là xóm Trấn
Hưng. Từ đó lấy đơn vị là Làng và chia thành 3 nhóm sản xuất gồm: nhóm 7, nhóm
8 và nhóm 9. Năm 2005 làng Bằng Bộ được vinh dự đón nhận danh hiệu Làng văn
hóa. Đình làng Bằng Bộ được UBND tỉnh Hải Dương công nhận và xếp hạng Di tích lịch
sử VH cấp tỉnh vào năm 2011. Chi bộ Đảng có 55 đồng chí Đảng viên được chia
thành 3 tổ, có 34 đồng chí Đảng viên đã được nhận Huy Hiệu Đảng các mức từ 30 đến
65 năm tuổi Đảng.
Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc làng Bằng Bộ đã thực hiện khẩu hiệu “thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người", đã tiễn đưa hàng trăm người con ưu tú lên đường chiến đấu bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
Tổng kết 2 cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc làng Bằng Bộ có hàng trăm người con tham gia cách mạng, có 6 bà mẹ được phong tặng, truy tặng “Mẹ Việt nam anh hùng", có 56 liệt sỹ, có 20 thương binh, 15 bệnh binh, 52 hưu trí mất sức, có 18 người là nạn nhân chất độc da cam diocin, có 19 cựu chiến sỹ Trường Sơn, 20 TNXP.
4. Thôn Văn KhêĐời các cụ xưa, từ khi lập làng Văn Khê đã trải qua nhiều
gian lan, vất vả, phải chống chọi với phong ba bão táp, lũ lụt, thiên nhiên tàn
phá và chế độ thực dân phong kiến, đế quốc tàn ác cai trị, bóc lột lầm than cực
khổ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN quang vinh và Bác
Hồ vĩ đại đã làm nên cuộc Cách Mạng tháng tám năm 1945 thành công, người dân Việt
Nam nói chung và người dân làng Văn Khê xã Cao Thắng nói riêng, rất phấn khởi
có cuộc sống tự do, độc lập, hanh phúc, được làm chủ đất nước. Trong 2 cuộc
kháng chiến trường kỳ của Dân tộc ta, và trong cuộc chiến đấu bảo vệ Biên cương
tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, người dân làng Văn Khê cùng với ND trong toàn
xã thực hiện khẩu hiệu “Thóc không thiếu 1
cân, Quân không thiếu 1 người”, “Đồng ruộng là chiến trường, gốc cây là vũ khí, Người dân là
chiến sỹ, hậu phương thi đua với tiền phương”
Nhân dân làng Văn Khê hăng hái thi đua đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, thanh niên trong làng hăng hái tình nguyện xung phong lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ Quốc.
5. Thôn Hòa Bình
Tiền thân của làng HB là Ấp Đào Lý được thành lập
vào năm 1929. Nhân dân ở đây lúc đầu là những người dân nghèo từ các tỉnh: Hà
Nam, Hưng Yên, Huyện Bình Giang, Trại Cốc xã tứ Cường, Tào khê, Phú Khê xã Chi
Lăng bắc, huyện Thanh Miện.
Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của Dân tộc làng Hòa Bình đã tiễn đưa hàng trăm người con của làng lên đường đánh giặc; đặc biệt trong kháng chiến chống Thực dân Pháp làng HB là nơi che giấu cán bộ về hoạt động cách mạng, nhiều cán bộ và nhân dân bị địch bắt bớ, đánh đập tra tấn dã man, có người bị chúng bắn chết ngay tại làng. Song nhân dân làng HB vẫn một lòng đi theo cách mạng, không ai phản động hoặc đi lính cho địch. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, làng HB với khẩu hiệu “Thanh niên 3 sẵn sàng, phụ nữ 3 đảm đang" làng đã động viên nhiều thanh niên xung phong tình nguyện lên đường đánh Mỹ giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, đỉnh cao là chiến dịch HCM lịch sử, thu non sông về một mối. Trong cuộc chiến tranh Biên giới Phía Bắc, Biên giới Tây Nam và giúp nước bạn Lào, CamPuChia, làng HB đã có hàng chục Thanh niên hắng hái tòng quân nhập ngũ xung phong ra tuyến đầu chiến đấu bảo vệ bờ cõi và Biên giới của tổ quốc, tham gia Quân tình nguyện Việt Nam bảo vệ nước bạn lào, CamPuChia. Tổng kết các cuộc chiến tranh và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc làng HB vinh dự được Nhà nước phong tặng, truy tặng 5 bà mẹ VNAH, nhiều người con của làng đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường, trong đó có 35 liệt sỹ, 21 thương binh, bệnh binh, phơi nhiễm chất độc da cam điôcin, đã có nhiều người trở thành sỹ quan trung, cao cấp trong lực lượng vũ trang Quân đội và Công an ND hiện đang tại ngũ hoặc đã nghỉ hưu, mỗi người dân làng HB luôn tự hào với truyền thống của QH.
Tháng 3/1955, thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước và Bác Hồ về việc phát động nhân dân giảm tô cải cách ruộng đất, từ đấy Ấp Đào Lý được đổi tên là xóm Hòa Bình. Đến năm 1960 một số hộ dân ở thôn Cao Lý, được cấp đất giãn dân ở ven trục đường 39 (nay là đường Quốc lộ 38B). Sau đó phát triển dần thành khu dân cư Xóm Mới.
Với truyền thống hiếu học trọng nhân tài, hàng
năm cán bộ và nhân dân xã Cao Thắng tự nguyện đóng góp hàng chục triệu đồng mỗi năm
cho quỹ trẻ thơ và quỹ Khuyến học của làng để khen thưởng các thầy giáo, cô
giáo, các em HS đạt thành tích cao trong giảng dạy và hoc tập.